Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Cách debug chương trình Go

Để debug chương trình viết bằng Golang, ta cần cài đặt GDB - GNU Project debugger (phiên bản 7.1 hoặc mới hơn). Chức năng debug với GDB được kèm theo một số IDE.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Một số Editor cho Golang

1. LiteIDE (khuyến khích)

LiteIDE được phát triễn trên Qt-C++,  có phiên bản dành cho đa số các hệ điều hành. Tuy vẫn còn thiếu nhiều tính năng nhưng rất gọn nhẹ.
Link download: http://code.google.com/p/golangide/downloads/list

2. GoSublime

Được khá nhiều người khuyến khích, khi dùng  máy bạn cần cài đặt môi trường python.
https://github.com/disposaboy/gosublime


3.  plugin for IntelliJ Idea

IntelliJ Idea là 1 IDE được viết trên Java, hổ trợ khá nhiều ngôn ngữ (dùng plugin). Máy tính bạn cần cài đặt JRE để sử dụng chương trình này.
Xem hướng dẫn cài đặt tại đây: https://github.com/mtoader/google-go-lang-idea-plugin

4. plugin for Eclipse

Tương tự như IntelliJ Idea, Eclipse cũng là 1 editor được sử dụng phổ biến.
Xem hướng dẫn cài đặt tại đây: http://code.google.com/p/goclipse/

Chú ý:
Đa phần cái editor, plugin kể trên đều sử dụng một ứng dụng mang tên gocode cho tính năng nhắc lệnh.
Để bật tính năng này, các bạn cần thực thi lệnh sau (thông qua terminal/cmd):

go get github.com/nsf/gocode

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ứng dụng web trên App Engine sử dụng template của Golang. Phần 2.

Để có thể làm việc dễ dàng hơn ở cả hai công đoạn thiết kế và lập trình, ta sẽ dùng tới các templates, với từng ngôn ngữ, từng framework sẽ có những điểm khác biệt, các bạn chỉ cần nằm vững quy tắc chung. Bài viết này sẽ hướng dẫn kỹ thuật template với thư viện chuẩn của Golang.
Mức độ khó: 3
Yêu cầu: xem qua phần 1 để hiểu lý do của việc ứng dụng template.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Ứng dụng web trên App Engine sử dụng template của Golang. Phần 1.

Trong việc phát triễn ứng dụng web, ngoài lập trình còn một yếu tố không kém phần quan trọng là thiết kế. Hai công đoạn này đòi hỏi những kỹ năng khác nhau, nhưng lại khó mà tách rời với nhau. Mục đích của bài viết này (phần 1 của chuỗi 3 bài viết) chỉ nhằm giới thiệu cho các bạn một kỹ thuật để có thể phân chai công việc. Phần 1 cũng là một nơi thích hợp cho những bạn vừa mới bắt đầu.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Sử dụng Git version control

Khi lập trình nhóm, nhiều người cùng viết 1 chương trình, khi một người tạo bất kỳ một sự thay đổi ở một giai đoạn nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới công việc của người khác ở giai đoạn khác. Không phải lúc nào các bạn cũng có thể gặp nhau, và không phải lúc nào bạn cũng nhớ chính xác những thay đổi của mình. "Version control" là các chương trình giúp các bạn thống kê, xem lại những thay đổi của mình hay những người khác v.v. Bài viết này mục đích giới thiệu sơ bộ cho các bạn cách dùng Git, một trong những chương trình version control khá phổ dụng.
Mức độ khó: 0

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Hướng dẫn triễn khai ứng dụng trên Google Appengine

Các bạn cần đăng ký mở ứng dụng tại địa chỉ: https://appengine.google.com. Quá trình đăng ký yêu cầu bạn cung cấp cho Google 1 số điện thoại di động (đã thử nghiệm thành công với Mobi, Vina, Viettel). Trong quá trình đăng ký hãy giữ nguyên các tùy chọn mặc định, và lưu ý hãy chọn một Application Identifier sao cho ngắn gọn, đẹp và dễ nhớ. Phần tiếp theo của bài viết sẽ hướng dẫn các bạn triễn khai ứng dụng helloworld.
Mức độ khó: 1
Yêu cầu: xem qua bài viết về cách cài đặt môi trường phát triễn của app engine golang

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Kỹ thuật Web: Giao tiếp với người dùng. Phần 2

Kỹ thuật Web: Giao tiếp với người dùng. Phần 2


Mức độ khó: 2
Yêu cầu: Xem qua phần 1 chủa chuỗi bài viết.
Mong rằng sau khi đọc phần 1, các bạn đã hiểu qua khái niệm và cách thức gửi Request tới server. Ở phần này chúng tôi xin nói về việc đọc nội dung của Reuqest đuợc gửi và trả lời một cách đơn giản dưới một góc độ vừa đủ hiểu cho các lập trình viên.

Cài đặt môi trường phát triễn web trên Google Appengine Go

Cài đặt môi trường phát triễn web trên Google Appengine Go

Mức độ khó: 1
Google Appengine hiểu nôm na là môi trường server của Google, ứng dụng web của bạn sẽ đuợc đặt trên server của Google (chất lượng rất tốt), sử dụng một số dịch vụ của Google (như là database, chức năng đăng nhập với tài khảon Google...). Vào thời điểm viết bài này, Appengine hổ trợ 3 ngôn ngữ đó là Java, Python và Go
Go - Golang là một ngôn ngữ của Google. Xem chi tiết tại golang.org.
Bài viết sẽ hướng dẫn cài đặt và chạy chuơng trình "Hello world" trên môi trường Linux.

Kỹ thuật Web: Giao tiếp với người dùng. Phần 1

Kỹ thuật Web: Giao tiếp với người dùng. Phần 1

Mức độ khó: 2
Sau ứng dụng "Hello World" đầu tiên cho lập trình Web với bất kì một ngôn ngữ nào, điều tiếp theo bạn cần làm là tìm cách giao tiếp với người dùng (nhận dữ liệu từ người dùng).
Bài viết này nhàm cung cấp một số kiến thức chung cho bạn, không hề xoáy mạnh vào bất kì ngôn ngữ nào.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Mức độ khó dễ của các bài viết.

Mức độ khó dễ của các bài viết.

  1. Rất dễ, dễ theo nghĩa "Next, Next, Finish", không cần biết gì về lập trình.
  2. Dễ, nhưng yêu cầu tư duy để có thể làm theo, không cần biết gì về lập trình.
  3. Khá dễ, yêu cầu hiểu các quy tắc lập trình cơ bản.
  4. Tuơng đối khó, yêu cầu hiểu rõ ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  5. Khó, yêu cầu hiểu rỏ lập trình nói chung, kèm với những framework cụ thể
  6. Rất khó, yêu cầu nhiều kiến thức chuyên sâu